Tổng quan về Phân Tích Kỹ Thuật
Thông thường chúng ta thường hay thấy các nhà phân tích sử dụng các đồ thị (Charts) để đánh giá biến động của thị trường (TT), cổ phiếu (CP), và phương pháp sử dụng các đồ thị đó được gọi là phân tích kỹ thuật (PTKT).
Về bản chất các đồ thị kỹ thuật được cấu tạo từ giá và khối lượng giao dịch hằng ngày của TT, CP hay bất cứ đối tượng theo dõi nào như các loại hàng hóa (vàng, dầu…), tiền tệ…
Phân tích kỹ thuật nó không bao giờ khẳng định là TT tuần sau, tháng sau… sẽ phải tăng hay giảm, mà nó chỉ đưa ra khả năng có thể xảy ra trường hợp đó ( xác suất % xảy ra). Và vì thế khi tham gia vào TT ngoài kế hoạch chính ra thì luôn luôn phải có kế hoạch đi kèm (gọi là kế hoạch dự phòng), đúng thì làm sao, và sai thì xử lý như thế nào.
Ví dụ: khi phân tích chart CP A, cho tín hiệu mua khi CP biến động qua giá 100, thì kế hoạch chính là giải ngân mua CP A đó, và kế hoạch dự phòng là đưa ra trường hợp xử lý nếu CP đó không biến động đúng kế hoạch chính, giả định bán nếu CP gãy 90. Và điều quan trọng kế hoạch dự phòng này phải được đặt ra cùng thời điểm với việc thực hiện kế hoạch chính, hiểu đơn giản ở đây là Đúng thì Mua, Sai thì Cắt(bán).
Nguyên tắc của PTKT là “Trade what you See not trade what you Think” vì thế khi CP A kia gãy vùng 90 thì nhiều người hay đưa lý do này nọ để lãng tránh việc thực hiện kế hoạch dự phòng, phương án hay nhất là cứ im lặng mà xử lý, đừng cố gắng bảo về quan điểm hay đưa ra các lý do này nọ để làm gì…vì nếu làm thế thì rõ ràng ta không chấp nhận sai, không chấp nhận kế hoạch ta đặt ra ngay từ đầu, mà nếu không chấp nhận sai thì làm gì có chuyện sửa sai để chỉnh sửa, hoàn thiện nguyên tắc đầu tư của mình.
Tổng quát lại “ Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu hành vi của TT chủ yếu bằng việc sử dụng đồ thị dựa vào những dữ liệu trong quá khứ để đánh giá TT trong hiện tại và đưa ra khả năng cho TT trong tương lai”.
Sự khác biệt của PTKT và phân tích cơ bản (PTCB), PTKT thì dựa vào dữ liệu quá khứ (giá, khối lượng) để xác định thời điểm mua, bán. PTCB thì dưa vào các thông số tài chính, các thông tin liên quan để đánh giá doanh nghiệp(DN) đó ok hay ko. Khác nhau ở 2 phương pháp (PP) là timing, PTKT nhiều khi không quan tâm lắm đến giá trị DN, nó chỉ quan tâm là khi nào nên mua, bán thôi, cho vào thì vào, ra thì ra…nhưng ở TT Việt Nam vốn đầy rẫy thiên nga đen( tức các sự kiện không lường trc được) thì việc kết hợp cả 2 cũng là điều cần thiết. Một yếu tố quan trọng nữa là khác với quan điểm đầu tư giá trị thì chỉ cần CP đang GD dưới “biên an toàn” thì sẽ được xem xét mua, và càng xuống càng mua, việc này rõ ràng không phù hợp với hầu hết các NĐT do nguồn lực không đủ, vì thế việc kết hợp cả 2 PP sẽ tạo được lợi thế linh hoạt cũng như tối đa được hiệu quả của đồng vốn.
Những giả định cơ sở của Phân tích kỹ thuật
- Mọi thông tin phản ánh vào giá
PTKT thì cho rằng những thông tin như lợi nhuận đột biến, các vấn đề liên quan đến nội bộ DN… thì đều được phản ánh vào giá. Nếu đã xác định sử dụng PTKT mà cứ nghía đủ loại thông tin bên ngoài thì rõ ràng nó sẽ tác động ngược lại làm ảnh hưởng đến các đánh giá, nhận định của mình.
- Giá vận động có xu hướng
Có xu hướng mới kiếm được tiền và cũng để móc tiền trong túi mình khi xác định sai xu hướng.
- Lịch sử sẽ lặp lại chính nó
tức bởi hành vi và tâm lý của con người là không thay đổi hoặc thay đổi rất chậm, cái này là thực tế không chỉ ở Việt Nam mà TT quốc tế cả trăm năm này rồi nên mới có kiểu áp dụng các mô hình giá như vai đầu vai,cốc tay cầm, cờ,con bướm xuân,bướm hồng,con bướm đen..rồi gì gì đó…
Vì thế theo quan điểm của tác giả, TT này rất thích hợp với người bị khó nge hay nge không tốt, bởi vì thông tin nó phản ánh vào giá rồi và giá cũng vận động theo xu hướng vì thế không cần thiết phải tìm lý do, rồi nge này ngóng nọ, biết cũng đc, k biết cũng không sao.
Không cần thiết phải đi tìm lý do để giải thích cho TT tăng, giảm rồi nge nhiều người nói này nọ, hay nge các “chuyên gia” phím hàng “bạn chọn đúng mã bạn sẽ ăn”. Bởi vì sao, bởi vì mình đã có kế hoạch trc rồi, điểm vào,ra như thế nào, chỉ cần có và thực hiện theo kế hoạch là đủ để ta tồn tại trên TT này rồi.
Phần này tác giả trình bày một vài nguyên tắc của PTKT, và việc lập một kế hoạch giao dịch khi bước vào TT, phần sau sẽ trình bày cụ thể hơn về cách xây dựng các kế hoạch đó( tức xác định điểm vào,ra TT).
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, nếu bạn phát hành lại vui lòng ghi rõ nguồn)